Thông tin về Bệnh lao (TB)

Bệnh lao (TB) được gây ra bởi một loại vi khuẩn lây lan trong không khí khi một người mắc bệnh lao truyền nhiễm (TB) ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. Sự lây truyền xảy ra khi những người khác hít phải vi khuẩn trong khi tiếp xúc gần và lâu với người mắc bệnh lao truyền nhiễm (TB). TB là kẻ giết người hàng đầu thứ hai sau COVID-19. Rất may mắn, nó có thể được ngăn ngừa, điều trị, và chữa khỏi.

Nếu quý vị có một trong các triệu chứng liệt kê dưới đây, đi khám bác sĩ để biết là quý vị có bị bệnh lao hay không.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Ho kéo dài hơn 2-3 tuần
  • Ho ra máu
  • Tức ngực
  • Sốt
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Sụt cân

Xét nghiệm Lao

Để giảm thiểu số người mắc bệnh lao, người có nguy cơ mắc bệnh lao nên được xét nghiệm và điều trị. Măc dù vắc xin BCG được được dùng để phòng bệnh lao ở những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhưng quý vị vẫn có nguy cơ mắc bệnh lao hoặc nhiễm lao tiềm ẩn. Nếu quý vị nghĩ rằng kết quả xét nghiệm lao qua da của quý vị dương tính do vắc xin BCG, quý vị nên xét nghiệm lao qua máu vì vắc xin BCG sẽ không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm lao qua máu của quý vị. 

Xét nghiệm được khuyến khích cho:

  • Những người đã từng có thời gian ở chung với người mắc bệnh lao
  • Những người đến từ một quốc gia phổ biến với bệnh lao (hầu hết các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh, Ca-ri-bê, Châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Nga)
  • Nhân viên y tế chăm sóc bnh nhân có nguy cơ mc bnh lao cao hơn
  • Tr sơ sinh, tr em và thanh thiếu niên tiếp xúc vi người ln có nguy cơ cao mc bnh lao tim n hoc bnh lao
  • Những người bị ức chế miễn dịch: nhiễm HIV, người được ghép nội tạng, được điều trị bằng chất đối kháng TNF-alpha (ví dụ như, infliximab, etanercept, và các loại khác), steroids (tương đương với prednisone ≥15 mg/ngày cho ≥1 tháng) hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch khác

Nếu quý vị trả lời có cho bất kỳ câu hỏi nào, quý vị có thể có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh lao. Xin gặp bác sĩ của quý vị để làm xét nghiệm. Quý vị cũng có thể gọi để làm hẹn xét nghiệm ở các phòng khám cộng đồng tại địa phương.

Bệnh lao Tiềm ẩn

Trước khi quý vị bị bệnh lao (TB), có một khoảng thời gian quý vị sẽ không có triệu chứng gì mặc dù vi khuẩn lao (TB) đang nằm im trong cơ thể quý vị. Đây được gọi là nhiễm lao (TB) tiềm ẩn (LTBI). Nhiễm trùng lao (TB) tiềm ẩn không truyền nhiễm.

Khi cơ thể quý vị không còn khả năng ngăn cản vi khuẩn phát triển, nó sẽ nhân lên và gây ra bệnh lao (TB). Những người với bệnh lao tiềm ẩn (LTBI) có thể mắc bệnh lao trong vòng vài tuần đến vài năm sau khi bị nhiễm bệnh. Nhìn chung, 5-10% số người bị bệnh lao tiềm ẩn (LTBI) phát triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời họ; nguy cơ này cao hơn đối với những người có các nguy cơ tiến triển từ bệnh lao tiềm ẩn đến trở thành bệnh lao, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, và tiểu đường. Một số hành vi, chẳng hạn như uống rượu và hút thuốc, cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh lao (TB) của một người. Nếu điều trị chậm trễ, bệnh lao (TB) có thể trở thành nặng và gây tử vong.

    Tìm một Phòng khám

    Nhập vào số mã bưu chính (zip code) của quý vị. Chọn trung tâm gần nhất trên danh sách. Hãy gọi để làm hẹn.

    Filter...
    By Keyword or Location
    Location Map
    Tìm một Phòng khám

     

    Điều trị

    Quý vị có thể dùng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn lao (TB) để không mắc bệnh lao (TB). Điều trị cho nhiễm trùng lao tiềm ẩn có thể làm giảm đến hơn 90% nguy cơ phát triển bệnh lao (TB). Tham khảo với bác sĩ của quý vị về việc điều trị cho nhiễm trùng lao tiềm ẩn.

    Các lựa chọn điều trị bao gồm:

    • Hai loại thuốc (Isoniazid và Rifapentine), mỗi tuần một lần, trong 3 tháng.
    • Một loại thuốc (Rifampin) mỗi ngày trong 4 tháng.
    • Hai loại thuốc (Isoniazid and Rifampin) mỗi ngày trong 3 tháng.
    • Một loại thuốc (Isoniazid) mỗi ngày trong 9 tháng.

    Số trường hợp bệnh lao (TB) và Tỷ lệ

    Trong năm 2022, Hạt Santa Clara có tỷ lệ số trường hợp mắc bệnh cao thứ ba trong số tất cả các địa hạt của California, sau các Hạt Imperial và San Francisco. Các trường hợp mắc bệnh lao (TB) chủ yếu xảy ra ở người châu Á và người gốc Tây Ban Nha, với một tỷ lệ nhỏ ở người da trắng và người Mỹ gốc Phi/người Châu Phi. Khoảng 96% của các trường hợp nhiễm bệnh lao (TB) xảy ra trên những người sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ, chủ yếu từ các quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Trung Quốc, và Mễ Tây Cơ.

      Các nguồn



      Nhiệm vụ của Trường and Đánh giá các Rủi ro khác

        Thông tin Thi hành của Trường dành cho Phụ huynh

        Trước khi nhập học, trẻ em phải nhờ bác sĩ hoàn tất Đánh giá Rủi ro của Hạt Santa Clara đối với việc Nhập học. Mang mẫu đơn này đến bác sĩ của quý vị để hoàn tất và nộp trở lại trường của con em quý vị. Yêu cầu này áp dụng cho cả học sinh theo học cả trường công và trường tư trong Hạt Santa Clara và dựa trên thẩm quyền được trao cho Giám đốc Y tế Hạt Santa Clara theo Bộ luật An toàn và Sức khỏe California, Mục 121515. Có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2014, các học sinh mới ghi danh vào trường tại Hạt Santa Clara CHỈ được yêu cầu xét nghiệm bệnh lao nếu bác sĩ của các em xác định được yếu tố nguy cơ phơi nhiễm bệnh lao.

        Các đơn Bổ sung:

        Yêu cầu Sàng lọc Bệnh lao cho Trẻ em tại Nhà giữ trẻ

        Nếu con quý vị lần đầu tiên ghi danh đi nhà trẻ, con quý vị cũng sẽ cần đánh giá nguy cơ mắc bệnh lao và, nếu cần thiết, xét nghiệm bệnh lao (TB). Đánh giá rủi ro bệnh lao (TB) và xét nghiệm bệnh lao (TB) cũng có thể được hoàn tất khi con em quý vị đi tiêm ngừa cho nhà trẻ. Nếu việc tiêm ngừa của con em quý vị đã được cập nhật, quý vị có thể hoàn tất việc đánh giá rủi ro bệnh lao và xét nghiệm bệnh lao, nếu cần thiết, với bác sĩ của con em quý vị bất cứ lúc nào trong vòng 30 ngày kể từ khi con em quý vị bắt đầu trực tiếp đến nhà trẻ.

        Vui lòng xem bảng thông tin Sàng lọc bệnh lao cho trẻ em tại nhà trẻ để biết thêm chi tiết.

        Yêu cầu Sàng lọc Bệnh lao đối với Nhân viên Nhà trẻ/Trường học và Tình nguyện viên

        Bộ Y tế Công cộng California Đánh giá Rủi ro Bệnh lao cho Nhân viên Nhà trẻ/Trường học và Tình nguyện viên tuân thủ Bộ luật Giáo dục California, Mục 49406 và 87408.6 và Bộ luật Sức khỏe và An toàn California, Mục 1597.055 và 121525, 121545, và 121555. Vui lòng tham khảo Các câu hỏi thường gặp (FAQs) để biết thêm thông tin. 

        Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Ngăn ngừa Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến khích sàng lọc những người có nguy cơ cao bị nhiễm lao tiềm ẩn (LTBI), bao gồm những người sinh ra hoặc sống trong các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao (TB) cao và những người sinh sống trong các môi trường tập trung có nguy cơ cao (nơi tạm trú cho người vô gia cư hoặc các cơ sở cải huấn) tại Hoa Kỳ.

        Để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ em, nên sử dụng đánh giá nguy cơ bệnh lao (TB) nơi trẻ em. Tuy nhiên, mẫu đơn này không đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi dành cho học sinh mới ghi danh vào các trường trong Hạt Santa Clara.

        ©2024 County of Santa Clara. All rights reserved.