Các Câu Hỏi Thông Thường về Chì: Bảo Vệ Gia Đình

Các thông tin giúp quý vị giữ an toàn cho gia đình không bị nhiễm độc chất chì:

Nhấn vào + dưới đây để xem câu trả lời các câu hỏi thông thường này.

    • Chì là một khoáng sản thiên nhiên, được xử dụng trong nhiều sản phẩm.
    • Chất chì rất có hại cho cơ thể.
    • KHÔNG có mức độ chì nào được biết là an toàn trong cơ thể.
    • Các số lượng nhỏ chất chì có thể tích lủy trong cơ thể và gây ra các vấn đề ảnh hưởng suốt đời về học vấn và hành vi. Sự tích lũy chất chì trong cơ thể được gọi là nhiễm độc chì.
    • Nhiễm Độc Chì là bệnh về môi trường thông thường nhất trong số các trẻ em trong California.
    • NHIỄM ĐỘC CHÌ CÓ THỂ NGĂN NGỪA ĐƯỢC!
    • Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều bước để loại bỏ các nguồn chất chì, nhưng chất chì vẫn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta.
    • Chất chì trong nước sơn bị hạn chế triệt để năm 1978.
    • Hàn chì các hộp thức ăn bị cấm trong thập niên 1980.
    • Chất chì trong xăng đã được loại ra trong đầu thập niên 1990.

    Trẻ em dưới sáu tuổi và các thai nhi có nguy cơ cao nhất bị ảnh hưởng tai hại về sức khỏe nếu nhiễm độc chất chì.

    • Não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ em và thai nhi đang trong thời kỳ hình thành.
    • Trẻ em nhỏ thường bò ở sàn nhà hoặc trên bàn ghế bị ô nhiễm bụi chì, và sau đó đút tay hoặc các vật nhỏ vô miệng.
    • Nhiều chất chì vào miệng sẽ đi vào trong cơ thể của trẻ em.
    • Đa số chất chì được giữ trong xương.
    • Chất chì có thể được kiểm tra trong máu, và chất chì sẽ tồn tại trong cơ thể của trẻ em trong thời gian lâu dài.


    Những trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm chất chì vào trong cơ thể là:

    • Trẻ em dưới sáu tuổi, chơi đùa trong các nhà, trung tâm giữ trẻ em, hoặc những cơ sở được xây cất trước năm 1978 có nước sơn bị tróc và rơi ra. (Nước sơn cũ có thể còn chứa chất chì.) 
    • Trẻ em nhỏ bò dưới đất. (Có thể đưa chất chì vào miệng.)
    • Trẻ em nhỏ thường ăn các vật dụng không phải là thức ăn. (Tình trạng này được gọi là “pica.”) Tình trạng này xảy ra nhiều trong số các trẻ em ăn uống thiếu chất sắt và calcium. Những trẻ em gần đây đã đến từ các quốc gia hoặc đã đi du lịch đến các quốc gia có nhiều chất chì trong môi trường sống.
    • Trẻ em được sanh ra bởi những người mẹ có chất chì cao trong máu sẽ có nguy cơ nhiễm độc chì. Chất chì đi qua nhau thai và gây ảnh hưởng tai hại đến thai nhi. Phụ nữ mang thai có tiếp cận chất chì nên yêu cầu bác sĩ cho thử máu kiểm tra mức độ chì.
       

    nước sơn có chất chì (trước 1978)
    Nước sơn này đã được xử dụng để sơn bên trong và bên ngoài nhà, sơn bàn ghế hoặc các vật dụng trong nhà. Trẻ em có thể ăn các mảnh sơn tróc ra, hoặc nhai cạnh mặt bằng của cái nôi trẻ em, bàn ghế, khung cửa sổ, đồ gỗ, vách tường, khung cửa hoặc các tay vịn.

    Bụi đất ô nhiễm chất chì
    Chất chì có thể có trong bụi đất ở nơi trẻ em chơi đùa, nhất là gần các đường lộ đông xe hoặc hãng xưởng. Chất chì trong xăng được xử dụng nhiều năm đã thấm sâu trong đất và rất khó mà loại bỏ. Trong đất còn có chất chì rơi rớt từ các mảnh sơn tróc ra. Bụi đất này có thể dính vào trong giày và quần áo.

    Bụi chì từ nước sơn hoặc trong đất
    Bụi chì dính vào các khung cửa sổ, sàn nhà, lối đi và các đồ chơi của trẻ em; và rất nguy hiểm khi các trẻ em nhỏ bò và thường cho tay và các vật nhỏ vào miệng.

    Mang chất chì về nhà
    Chất chì mang về nhà từ bụi đất trên quần áo, dụng cụ, hoặc trong xe được lái từ sở làm về nhà. Chất chì còn đến từ các đồ thủ công nghệ xử dụng chất chì. Một số việc làm và trò chơi có xử dụng chất chì, như: sản xuất pin, sửa lò sưởi, xây cất, hàn chì, tái dụng, sơn nhà, phá hủy, tái dụng kim loại, làm việc với kiếng màu, làm đồ gốm, bắn bia, làm các cục chì cần câu cá.

    Hộp thực phẩm nhập cảng có nắp đóng kín bằng hàn chì
    Một số quốc gia, khác với Hoa Kỳ, vẫn còn cho phép hàn chì nắp đóng kín hộp thực phẩm. Các hộp thực phẩm với nắp hàn chì có đường viền nối rất rộng.

    Các loại thuốc gia dụng và mỹ phẩm nhập cảng có thể có chất chì
    Các sản phẩm này thường nhập cảng từ Trung Đông, Đông Nam Á Châu, Ấn Độ, Dominican Republic, hoặc Mexico. Thuốc dân tộc thường có màu vàng hoặc màu cam tươi sáng. Ví dụ các nguồn sản phẩm bao gồm: Alarcon, Alkohl, Azarcon, Bali goli, Bint al zahab, Coral, Greta, Farouk, Ghasard, Kandu, Kohl, Liga, Litargirio, Lozeena, Pay-loo-ah, Sindoor, và Surma. Còn nhiều loại khác nữa.
     
    Thực phẩm và gia vị nhập cảng
    Các loại thực phẩm và gia vị nhập cảng có màu sắc rực rỡ, có thể có chất chì, như
    như món ăn con cào cào, châu chấu, củ nghệ, bột ớt đỏ, bột rau ngò hoặc vỏ quế.

    Đồ gốm và ly chén dĩa thủ công nghệ có màu bạc
    Chất chì tạo ra màu bạc sẽ thấm vào thức ăn và thức uống khi xử dụng đồ sứ để nấu hoặc đựng thức ăn.

    Kẹo và thực phẩm, đặc biệt từ Mexico
    Các loại kẹo và thực phẩm có ớt hoặc me có thể có chất chì. Chất chì được tìm thấy trong kẹo, giấy gói, hộp đựng đồ sứ, và trong một số thực phẩm địa phương, như con cào cào khô.

    Đồ trang sức bằng kim loại
    Chất chì đã được tìm thấy trong đồ trang sức rẻ tiền của trẻ em. Được bán từ các máy bán hàng khắp nơi. Chì cũng đã được tìm thấy trong các đồ trang sức rẻ tiền bằng kim loại được đeo để làm bùa hộ mạng hoặc mang lại may mắn. Một số đồ trang sức trên các trang phục đặc biệt cho người lớn cũng có chất chì. Điều quan trọng là không cho trẻ em cầm tay, cho vào miệng hoặc nuốt các đồ trang sức này.

    • Chất chì làm hại sức khỏe trẻ em như thế nào? Nhiễm dộc chì làm hại hệ thần kinh và não bộ của trẻ em vẫn còn trong trong kỳ đang hình thành.
    • Chất chì có thể dẫn đến tình trạng giảm huyết cầu (thiếu máu).
    • Một số lượng chì rất ít có thể làm cho trẻ em có vấn đề về học vấn, chú ý và thành công ở trường học.
    • Số lượng chì nhiều hơn có thể làm hư hại hệ thần kinh, thận, và các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Nhiễm độc chì số lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng động kinh hoặc tử vong.

    Hầu hết trẻ em bị nhiễm độc chì sẽ không có vẻ bệnh hoặc có triệu chứng bệnh. Các triệu chứng, nếu có, sẽ dể lầm lẫn với những vấn đề thông thường của trẻ em, như đau bụng, cáu kỉnh, nhức đầu, hoặc biếng ăn.

    Cách duy nhất để biết trẻ em có nhiễm độc chì hay không là cho trẻ em đi thử máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về nguy cơ bị nhiễm độc chì của trẻ em. Con của quý vị có thể cần được thử máu kiểm tra chất chì.

    Trẻ em từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi ghi danh chương trình y tế công cộng, như Medi-Cal, Child Health and Disability Prevention Program (CHDP), và Chương Trình Dinh Dưỡng Phụ Trội cho Phụ Nữ, Em Bé và Trẻ Em (WIC), hoặc Healthy Families có nguy cơ cao thì phải được thử máu. Y phí thử máu được tài trợ bởi các chương trình y tế của chính quyền và hầu hết các chương trình bảo hiểm y tế khác.
     
    Trẻ em ghi danh chương trình y tế công cộng, từ 24 tháng tuổi đến 6 tuổi, chưa thử máu vào thời điểm thích hợp, phải được thử máu sớm. Các trẻ em dưới 6 tuổi sống trong các căn nhà, trung tâm giữ trẻ em, hoặc cơ sở được xây cất trước năm 1978 và có vách tường đã tróc sơn thì cũng phải đi thử máu.

    Các em bé và trẻ em có nguy cơ hoặc tiếp cận môi trường có thể có chất chì cũng cần được thứ máu kiểm tra.

    Có, tuy nhiên, mục tiêu tốt nhất là ngăn chận tình trạng trẻ em tiếp xúc chất chì. Cách thông thường nhất để ngăn chận nhiễm độc chì là tìm ra nguồn chì và loại bỏ nguồn chì ra khỏi môi trường sống của trẻ em.

    Một số ít trẻ em có mức chì cao trong máu cần xử dụng thuốc, có tên là chelating agent. Hóa chất chelating là loại thuốc giúp loại bỏ chất chì ra khỏi cơ thể của trẻ em. Các vấn đề khác liên quan đến nhiễm độc chì, như thiếu máu, cũng phải điều trị.

    Trẻ em cần có chế độ ăn uống lành mạnh.

    • Rửa tay và rửa mặt cho trẻ em thường xuyên, nhất là trước khi ăn.
    • Rửa các đồ chơi, mặt bàn, khung cửa sổ, và lau nhà với nước hàng tuần
    • Dọn sạch các mảnh nước sơn tróc ra để giữ an toàn
    • Không ăn thực phẩm đóng hộp có đường viền rộng lớn.
    • Không cho trẻ em kẹo bánh nhập cảng có ớt hoặc me.
    • Không cho trẻ em các thực phẩm và gia vị nhập cảng có màu sắc rực rỡ, có thể chứa chất chì, như con cào cào khô và củ nghệ.
    • Cho trẻ em ăn các bữa ăn hàng ngày có các thức ăn có nhiều calcium, chất sắc, vitamin C và ít chất béo.
    • Giữ đồ đạc trong nhà không có nước sơn tróc ra, nhất là các nôi trẻ em, giường, ghế, và các khung/nhà chơi của trẻ em.
    • Để cho nước chảy bỏ vài phút mỗi buổi sáng, hoặc nếu không dùng nước trong 6 giờ vừa qua, trước khi xử dụng nguồn nước để uống, nấu thức ăn, hoặc pha sữa bột, để phòng trường hợp có chất chì trong các ống nước trong nhà. Không dùng nước nóng trong vòi nước để uống hoặc làm thức ăn. Quý vị cũng có thể thử nước để kiểm tra chất chì.
    • Tránh xử dụng chén dĩa bằng sứ hoặc thủy tinh nhập cảng để làm thức ăn hoặc thức uống, cất giữ thức ăn, hoặc đựng thức ăn chung trên bàn, trừ khi quý vị chắc chắn rằng sản phẩm đó không có chất chì.
    • Tránh các loại thuốc dân tộc hoặc mỹ phẩm nhập cảng có chứa chất chì. Nếu không chắc chắn, quý vị có thể liên lạc Santa Clara County CLPPP.
    • Cởi giày ra trước khi đi vào nhà. (Lau sạch giày sẽ giúp ngăn chận mang bụi đất chì vào trong nhà.)
    • Không cho trẻ em chơi đùa trên các mặt đất. 
    • Hút bụi thảm thường xuyên để giảm bụi trong nhà, với loại máy hút bụi có màng lọc HEPA. Hút bụi theo chiều dọc và chiều ngang. Thường xuyên đổ bụi và thay miếng lọc trong máy hút bụi. Nếu rửa miếng lọc để tái xử dụng thì chùi rửa bên ngoài ngoài nhà để bụi chì không rớt trong nhà, nếu có.
    • Khi đi làm về, thay quần áo ở bên ngoài trước khi đi vào trong nhà và tiếp xúc với thân nhân trong nhà. Nếu quý vị làm việc hoặc giải trí tại nơi có chất chì thì tắm tại sở làm trước khi về, nếu được. Nếu không thì tắm rửa và thay quần áo sạch ngay khi về đến nhà. Cất quần áo đi làm một cách cẩn thận và giặt riêng.
    • Khi dọn vào nhà mới thì hỏi chủ nhà xem trong nhà có vấn đề về chất chì, và nhà đó xây cất năm nào.
    • Trước khi sửa nhà, yêu cầu nhân viên chuyên nghiệp đến kiểm tra chất chì trong nhà. Nếu nước sơn có chì thì áp dụng biện pháp an toàn khi sửa nhà.

    Để ngăn chận nhiễm chất chì, thì làm các bước sau đây để giảm thiểu nguy cơ ăn chất chì vào miệng hoặc hít chất chì trong không khí:

    • Lau các kiến trúc, sân thượng và đồ chơi bên ngoài nhà.
    • Rửa sạch trái cây và rau cải trồng trong vườn lộ thiên trước khi ăn.
    • Ở trong nhà:
      • Bảo trì tốt hệ thống máy lạnh, máy sưởi, và thoáng khí trung ương (HAVC). Thay hệ thống lọc và xử dụng các tấm lọc có mức độ lọc cao nhất (gọi là MERV) trong hệ thống trung ương này. Độ lọc MERV càng cao thì khả năng lọc càng tốt. Liên lạc nhân viên kỹ thuật HVAC để hỏi các tấm lọc phù hợp với hệ thống.
      • Thay các tấm lọc thường xuyên.

     

    Chế độ ăn lành mạnh có thể ngăn ngừa chất chì xâm nhập cơ thể của trẻ em. Các đề nghị này cung cấp chế độ ăn lành mạnh cho trẻ em và đồng thời ngăn chận chất chì xâm nhập vào cơ thể của trẻ em.

    Trẻ em nên:

    • Ăn các bữa ăn thường lệ và thức ăn vặt lành mạnh (4 đến 6 lần một ngày).
    • Ăn thực phẩm giàu chất calcium (cheese, sữa, rau dền, cá salmon, yogurt, tofu, và các lá cải xanh).
    • Ăn thức ăn giàu chất sắt (thịt nạc đỏ, thịt gà hoặc gà tây không da, nho, đậu, oatmeal, và split peas).
    • Ăn uống sinh tố C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt (nước trái cây, trái cam, bưởi, cà chua, bông cải xanh, kiwi, và strawberries).
    • Giảm chất béo, như thức ăn chiên xào, fast foods, và thức ăn vặt không lành mạnh (donuts, potato chips, và cupcakes). Tuy nhiên, một ít chất béo trong các bữa ăn là rất quan trọng cho sự phát triển não bộ, nhất là trẻ em nhỏ dưới 2 tuổi.
    • Sữa và butter là nguồn chất béo lành mạnh hơn.
    • Hầu hết những người lớn không có nguy cơ, ngoại trừ những người làm việc với chất chì. Người lớn nhiễm độc chì có thể bị hư hại hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tiêu hóa, và thận.
    • Người lớn làm việc ở môi trường có chất chì có thể mang bụi chì trên quần áo và giày về nhà mà không biết. Bụi chì sẽ làm cho trẻ em trong nhà tiếp cận chất chì.
    • Phụ nữ mang thai tiếp cận chất chì có thể bị chất chì xâm nhập cơ thể, và có thể sanh em bé thiếu tháng hoặc quá nhỏ, có nhiều vấn đề sức khỏe và các vấn đề về khả năng học vấn. Cách duy nhất để biết có bị nhiễm độc chì hay không là đi thử máu kiểm tra chất chì.
    • Chương Trình Ngăn Ngừa Trẻ Em Nhiễm Độc Chất Chì của Hạt Santa Clara, được cấp ngân khoản Tiểu Bang, làm việc để ngăn ngừa ảnh hưởng tai hại của sự nhiễm độc chì trong thành phần trẻ em nhỏ và thanh thiếu niên, từ sơ sinh đến 21 tuổi. Chương trình được thực hiện bởi nhóm chuyên viên y tế đa ngành, bao gồm y tá sở y tế công cộng, chuyên viên hướng dẫn về y tế, phụ tá y tế công cộng, và chuyên viên y tế môi trường.
    • Qua sự phối hợp nỗ lực của nhóm chuyên viên y tế, chương trình cung cấp quản lý sự vụ cho các trẻ em và thanh thiếu niên nhiễm độc chì hoặc có nguy cơ nhiễm độc chì; cung cấp sự hướng dẫn và liên lạc với các em để giảm nguy cơ nhiễm độc chì, và đồng thời làm việc với các bác sĩ để bảo đảm báo cáo kết quả xét nghiệm phát giác chất chì trong thời gian sớm nhất.

    ©2024 County of Santa Clara. All rights reserved.